Y81

Để được bầu làm Chủ tịch Hạ viện trong những vòng đàm phán căng thẳng hồi tháng 1, nghị sĩ Kevin McC adobe flash player

【adobe flash player】'Viên thuốc đắng' ông McCarthy để lại cho người kế nhiệm

Để được bầu làm Chủ tịch Hạ viện trong những vòng đàm phán căng thẳng hồi tháng 1,ênthuốcđắngôngMcCarthyđểlạichongườikếnhiệadobe flash player nghị sĩ Kevin McCarthy đã quyết định phá vỡ nhiều quy tắc truyền thống, trao cho phe cực hữu trong đảng Cộng hòa những thỏa hiệp được đánh giá là chưa từng có.

Theo quy định trước đây của Hạ viện, bất cứ đề xuất bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện nào cũng phải được biểu quyết trong nội bộ đảng. Chỉ khi được đa số nghị sĩ trong đảng đó ủng hộ, nó mới được đem ra bỏ phiếu ở phiên họp toàn thể của Hạ viện.

Nhưng để chiều lòng phe nổi loạn trong đảng Cộng hòa, McCarthy đã nới lỏng quy tắc này đến mức cho phép mọi nghị sĩ, dù thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ, đệ trình kiến nghị bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện mà không cần thêm sự ủng hộ từ ai khác.

Đây chính là điều Matt Gaetz, nghị sĩ cực hữu đảng Cộng hòa, đã làm hôm 3/10. Dù không nhận được sự ủng hộ của đảng Cộng hòa, Gaetz cùng 7 thành viên "nổi loạn" của đảng cũng như toàn bộ nghị sĩ Dân chủ đã lật đổ thành công McCarthy khỏi ghế lãnh đạo Hạ viện.

Ông Kevin McCarthy ở Hạ viện Mỹ tại Washington hồi tháng 12/2022. Ảnh: Reuters

Ông Kevin McCarthy ở Hạ viện Mỹ tại Washington hồi tháng 12/2022. Ảnh: Reuters

McCarthy mất chức sau chưa đầy 9 tháng nắm quyền, nhưng nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông đã để lại nỗi đau đầu lớn cho các thành viên Cộng hòa tại Hạ viện, khi họ tự hỏi tương lai của đảng sẽ đi về đâu với những cuộc đối đầu nội bộ rối ren như hiện nay.

Trong khi đảng Dân chủ trong 9 tháng qua luôn thể hiện sự đồng lòng tại Hạ viện, đảng Cộng hòa rơi vào tình thế hỗn loạn và gần như mất kiểm soát. Với di sản của McCarthy, giờ đây chỉ cần vài kẻ nổi loạn cũng đủ sức khiến Hạ viện gần như rơi vào trạng thái tê liệt. Theo giới chuyên gia, đây là thách thức lớn nhất với người kế nhiệm McCarthy.

"Chủ tịch Hạ viện tiếp theo sẽ phải đối mặt hàng loạt trở ngại, bắt đầu với mối chia rẽ ngay trong chính đảng Cộng hòa", nhà phân tích Melissa Quinn từ CBS Newsnhận xét.

Theo trangCSM Monitor, chưa đầy 24 giờ sau khi ghế Chủ tịch Hạ viện bị bỏ trống, cuộc đua kế nhiệm đã bắt đầu. Tuy nhiên, nhóm cực hữu đã lật đổ McCarthy, những đảng viên Cộng hòa có đường lối cứng rắn muốn đối đầu thay vì thỏa hiệp, chắc chắn vẫn sẽ đeo bám người thay thế ông. Điều này đặt ra câu hỏi: Cần phải làm gì để có một lãnh đạo Hạ viện thành công?

Hiện không có gì đảm bảo rằng một Chủ tịch Hạ viện mới sẽ sớm được chọn ra, khi McCarthy từng cho thấy ông phải trải qua vô số chông gai mới có thể ngồi lên chiếc ghế lãnh đạo. Người kế nhiệm ông có thể cũng phải chịu áp lực tương tự.

Trong nhiều tháng qua, McCarthy đã cố gắng giữ vững cơ sở ủng hộ của mình và đáp ứng một số yêu cầu của phe cực hữu. Ông đồng ý mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Joe Biden, rút khỏi thỏa thuận chi tiêu với đảng Dân chủ hồi đầu năm để nâng trần nợ, cho phép phe bảo thủ đưa các điều khoản đòi cắt giảm ngân sách cứng rắn vào dự luật chi tiêu và các đạo luật khác.

Nhưng mọi nỗ lực của ông đều vô ích. Cuối tuần trước, khi ông phải dựa vào ủng hộ từ đảng Dân chủ để thông qua dự luật ngân sách chi tiêu giúp chính phủ tránh bị đóng cửa, cái kết đã an bài.

Sau khi cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm ông kết thúc, McCarthy trông có vẻ nhẹ nhõm khi các thành viên đảng Cộng hòa đến bắt tay và ôm ông. "Viên thuốc đắng" giờ đây đã được để lại cho người đến sau.

Dù ai thay thế ông, mối chia rẽ trong đảng Cộng hòa sẽ không biến mất. Những thách thức đối với nỗ lực vận hành Hạ viện một cách hiệu quả vẫn không thay đổi, giới quan sát đánh giá.

Khoảnh khắc McCarthy bị phế truất chính là "điểm bùng nổ" của những bất hòa đã âm ỉ từ lâu giữa các phe nhóm bên trong đảng Cộng hòa, Anthony Zurcher, bình luận viên kỳ cựu từ BBC, nhận định. Đó là cuộc đấu tranh giữa phe tiến bộ và bảo thủ, giữa việc thay đổi hệ thống hay tìm cách thích nghi với nó.

Mâu thuẫn đó được thể hiện rất rõ trong phiên tranh luận trước cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm McCarthy. Khi kiến nghị được Gaetz đệ trình, nhiều nghị sĩ Cộng hòa đã thay phiên nhau phát biểu, trình bày ý kiến bảo vệ McCarthy trong một giờ tranh luận.

Gaetz cũng dành phần lớn thời gian đưa ra những lập luận chống lại McCarthy. Nghị sĩ này cho rằng quá trình phê duyệt gói ngân sách tạm thời do McCarthy khởi xướng là nguồn cơn gây giận dữ.

Ông chỉ trích McCarthy vì đã nhượng bộ đảng Dân chủ, những người đang kiểm soát Thượng viện và Nhà Trắng, trong các cuộc đàm phán về ngân sách và trần nợ, nói rằng nếu đảng Cộng hòa không có đường lối cứng rắn hơn, sẽ không có gì thay đổi ở Washington.

Các đồng minh của McCarthy lại cho rằng thỏa hiệp là một phần của quá trình và ông đã thúc đẩy thành công chương trình nghị sự bảo thủ tại Hạ viện.

Nghị sĩ Cộng hòa Kelly Armstrong đã chỉ trích trực diện các chính trị gia như Gaetz, người mà ông cáo buộc đã đặt lợi ích cá nhân lên trên nỗ lực điều hành đất nước.

"Động lực khuyến khích đã bị phá vỡ", ông nói. "Chúng ta đã rơi xuống nơi mà những cú nhấp chuột, lượt xem truyền hình và ham muốn nổi tiếng tầm thường nhất đã thúc đẩy các quyết định và cổ vũ những hành vi không khác gì trẻ con", ông nói.

Nhưng nỗ lực của họ không thành công. 7 nghị sĩ cực hữu Cộng hòa ủng hộ Gaetz và như vậy là đủ để lật đổ Chủ tịch Hạ viện.

Hạ viện Mỹ hiện rơi vào hỗn loạn khi không có lãnh đạo và con đường rõ ràng phía trước. Với một tiếng búa chói tai, quá trình phế truất đã khép lại. Đảng Cộng hòa rút vào những phòng họp kín để tìm hiểu xem phải làm gì tiếp theo. Các đảng viên Dân chủ lại tỏ ra hồ hởi, với niềm tin rằng tình trạng lộn xộn hiện nay sẽ mang lại lợi ích cho chính họ.

"Nhưng những rối ren của đảng Cộng hòa đe dọa hoạt động bình thường của Hạ viện, một trong những cơ quan quan trọng hàng đầu đất nước. Khi đồng hồ điểm tới thời khắc chính phủ một lần nữa đối mặt nguy cơ đóng cửa vào giữa tháng 11, mọi thứ sẽ trở nên vô cùng rủi ro", bình luận viên Zurcher nhấn mạnh.

Vũ Hoàng (Theo BBC, CBS News, CMS Monitor)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap